Công Vụ Các Sứ Đồ là một sách lịch sử Sách_Công_vụ_Tông_đồ

Trong thời hiện đại, người ta thường đặt nghi vấn về tính chính xác của sách Công Vụ Các Sứ Đồ, chủ yếu căn cứ trên sự hiểu sai sách này. Các học giả thế kỷ 20 có một thời tin rằng sách Công Vụ Các Sứ Đồ được viết rất trễ trong lịch sử Hội Thánh và rằng nó có vẻ là một nỗ lực tuyên truyền để che đậy và lấp liếm sự chia rẽ tồn tại giữa Hội Thánh người Do Thái theo Phi-e-rơ và Hội Thánh người ngoại quốc theo Phao-lô. Người ta tranh luận rằng đây là một hồi ức không hay cần được xoá bỏ. Mong khi có một vài vấn đề gây ra bởi việc du nhập những người ngoại quốc trong cái mà bắt đầu như là một phong trào trong Do Thái giáo, thì ngày nay người ta thừa nhận rằng sách Công Vụ Các Sứ Đồ giải quyết những vấn đề này một cách thẳng thắn, và rằng tác giả không xấu hổ khi tường thuật sự chia rẽ và những khó khăn trong Hội Thánh (xem ví dụ trong 15:36-41).

Một cách hiểu sai khác là về chân dung của Phao-lô trong sách Công Vụ. Chúng ta không thể mong sách Công Vụ đề cập đến mọi khía cạnh của tư tưởng Phao-lô như khi tìm thấy chúng trong các thư tín của ông; còn một hình ảnh đầy đủ về Phao-lô là điều chưa được thể hiện. Nhưng phải chăng hình ảnh mà Lu-ca thể hiện là khác với một Phao-lô thật? Bài phát biểu tại A-thên (chương 17;) thường được dùng trong một nỗ lực để chứng minh bức tranh của Lu-ca khác với "thực tế" như thế nào. Trong thư ICô-rinh-tô, Phao-lô viết rằng ông không có tài hùng biện, thì ở đây tại A-thên, một thành phố văn hoá và học thuật ông lại được mô tả là một nhà diễn thuyết và nhà triết lý xuất sắc. Hơn nữa, người ta cho rằng bài phát biểu biện hộ và hầu như tán thành việc thờ phượng thần tượng ngoại giáo, là điều mà một Phao-lô thật sẽ không bao giờ làm. Những điểm này cũng không đứng nổi dưới một sự xem xét kỹ lưỡng. Còn lâu mới được là một nhà diễn thuyết lý tưởng và thuyết phục, Phao-lô bị chế nhạo bởi những người A-thên đang nghe sứ điệp của ông, và Lu-ca ghi lại rằng chỉ có một nhúm người chịu nghe - khó lòng mà câu chuyện được kể để có ý gây ấn tượng trên độc giả của sách Công Vụ. Trong một đoạn khác, Phao-lô được tả vẽ là đã nói dài đến nỗi một người khi nghe ông nói đã ngủ gục (20:7-12)! Đối với thái độ "thông cảm" với vấn đề thờ phượng thần tượng ở A-thên, yếu tố này của bài phát biểu thực tế là một sự tấn công ngấm ngầm đối với sự thờ phượng thần tượng, chứ không phải là sự đồng tình. Điều này phù hợp với thái độ của Phao-lô khi ông đến thành phố này (xem 17:16 và bài tường thuật ở 17:16-34) cũng như thái độ của ông như được diễn tả trong các thư tín.

Cái mà chúng ta có thể gọi là "sự cố gắng rõ ràng" của tác phẩm của Lu-ca có khuynh hướng xác nhận chứ không phải phủ nhận niềm tin rằng sách Công Vụ có chứa lịch sử thật. Các vấn đề lớn cũng vậy. Có nhiều chi tiết lịch sử trong sách này, và việc sách này bao gồm những chi tiết lịch sử đã gợi ý một cách mạnh mẽ một nguồn thông tin đáng tin cậy. Chẳng hạn như, các chi tiết về mặt địa lý và sự sử dụng những tên người và tước hiệu trong Công Vụ ngày càng được đưa ra ánh sáng khi các nhà khảo cổ và sử học phát hiện và công bố nhiều chứng cứ cổ học. Danh sách dài có thể tìm thấy trong cuốn The Book of Acts in the Setting of Hellenistic History của C. Hemer (Mohr, 1989), chương 4 và 5. Sách Công Vụ Các Sứ Đồ không phải hoàn toàn không có những rối rắm về lịch sử (xem tường thuật trong 5:33-39 và những vấn đề khó giải quyết xung quanh chương 15 và thư Ga-li-lê), nhưng xét về toàn thể, sách công vụ đến với chúng ta như là một nguồn đáng tin cậy đối với thời gian và các sự kiện bao gồm trong đó.